Tượng trưng Quốc_kỳ_Ấn_Độ

Mahatma Gandhi đề xuất lần đầu một hiệu kỳ trước Đảng Quốc Đại vào năm 1921. Hiệu kỳ do một nhà nông học đến từ MachilipatnamPingali Venkayya thiết kế.[5][6] Tại trung tâm là một guồng xe sợi truyền thống, tượng trưng hóa mục tiêu của Gandhi là khiến cho người Ấn Độ tự lực bằng cách sản xuất trang phục của mình. Thiết kế sau đó được sửa đổi để thêm một sọc trắng tại trung tâm nhằm tượng trưng cho các cộng đồng tôn giáo khác, và làm nền cho guồng xe sợi. Sau đó, nhằm tránh liên kết các hiệp hội tông phái với phối màu, vàng nghệ, trắng và lục được lựa chọn cho ba dải, lần lượt đại diện cho dũng khí và hy sinh, hòa bình và chân thực, tín nhiệm và thượng võ.[7]

Một vài ngày trước khi Ấn Độ độc lập ngày 15 tháng 8 năm 1947, Nghị hội quyết định rằng quốc kỳ Ấn Độ cần phải được toàn bộ các chính đảng và cộng đồng chấp thuận.[8] Do vậy, một phiên bản sửa đổi của hiệu kỳ Swaraj được lựa chọn; vẫn là cờ tam tài vàng nghệ, trắng và xanh. Tuy nhiên, charkha bị thay bằng Ashoka Chakra nhằm tượng trưng cho guồng xoay bất diệt theo luật. Triết gia Sarvepalli Radhakrishnan, người sau này trở thành Phó Tổng thống đầu tiên và Tổng thống thứ nhì, giải thích về quốc kỳ được thông qua và mô tả ý nghĩa của nó như sau:

Bhagwa hay màu nghệ biểu thị sự hy sinh hoặc vô tư. Các lãnh tụ của chúng ta phải quan tâm đến lợi ích vật chất và hiến dân bản thân cho công việc của họ. Màu trắng tại trung tâm là ánh sáng, con đường chân lý hướng dẫn hành vi của chúng ta. Màu lục thể hiện liên hệ của chúng ta với đất, liên hệ của chúng ta với thực vật sống trên đó, là thứ mà toàn bộ những sinh mệnh khác dựa vào. "Ashoka Chakra" tại trung tâm của dải trắng là bánh xe của pháp. Chân lý hay satya, dharma hay đức phải là nguyên tắc kiểm soát những người làm việc dưới quốc kỳ này. Tiếp đến, bánh xe biểu thị chuyển động. Có tử vong trong đình trệ. Có sinh mệnh trong chuyển động. Ấn Độ không nên chống lại hơn nữa sự thay đổi, nó cần phải chuyển động và tiến về phía trước. Bánh xe đại diện cho thuyết động lực về một thay đổi hòa bình.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc_kỳ_Ấn_Độ http://www.britannica.com/EBchecked/topic/1355310/... http://www.crwflags.com/fotw/flags/in.html http://www.hindu.com/fr/2007/08/10/stories/2007081... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2009-0... http://mha.nic.in/nationalflag2002.htm http://pib.nic.in/feature/feyr2002/fapr2002/f03042... https://web.archive.org/web/20060110155908/http://... https://web.archive.org/web/20131016082631/http://... https://web.archive.org/web/20131016084755/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Flags_...